CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN – HOÀNG MAI NHIỆT TÌNH THAM GIA LỚP TẬP HUẤN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Thực hiện kế hoạch công tác, sáng ngày 01/11/2020, cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An – Hoàng Mai đã tham gia lớp tập huấn Kỹ năng giao tiếp cho giáo viên Tiểu học. Tham dự lớp tập huấn có Tiến sĩ Vũ Hoài Phương giảng viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Thực hiện kế hoạch công tác, sáng ngày 01/11/2020, cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An – Hoàng Mai đã tham gia lớp tập huấn Kỹ năng giao tiếp cho giáo viên Tiểu học. Tham dự lớp tập huấn có Tiến sĩ Vũ Hoài Phương giảng viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Đồng chí Lê Thị Thêu – Hiệu trưởng cho rằng:“Một giáo viên giỏi không chỉ là người có chuyên môn tốt mà còn phải thành thạo những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trong đó việc thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng”.
Nghề dạy học là một trong những nghề đào tạo ra con người có đức, có tài, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khác với một số nghề, đối tượng giáo dục của nghề dạy học là những con người có thế giới nội tâm phong phú, đa dạng về tình cảm, trí tuệ và nhân cách. Sự độc đáo về đối tượng hoạt động đã làm cho nghề dạy học trở lên phức tạp nhưng cũng rất quang vinh. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội. Các nghề trong chế độ ta đều sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần… Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo những con người sáng tạo”.
TS. Vũ Hoài Phương chia sẻ các nội dung về công tác chủ nhiệm lớp, kĩ năng giao tiếp ứng xử
Chia sẻ tại chuyên đề, TS. Vũ Hoài Phương cho biết văn hóa ứng xử trong môi trường học đường là những ứng xử giữa người giáo viên với đồng nghiệp, với ban giám hiệu, với học sinh và phụ huynh. Lối ứng xử thể hiện trong cách xưng hô, giao tiếp, trong từng lời ăn, tiếng nói, hành động của giáo viên. Một lối ứng xử chuẩn mực sẽ nâng tầm của người giáo viên trong mắt đồng nghiệp, phụ huynh và nhất là sẽ tác động không nhỏ đến cách giáo dục học sinh.
Cán bộ, giáo viên nhiệt tình tham gia lớp tập huấn
Theo TS. Vũ Hoài Phương để có văn hóa ứng xử chuẩn mực trong môi trường học đường, nhất định mỗi giáo viên phải tuân thủ theo 4 nguyên tắc: Thể hiện tính mô phạm, tôn trọng, thiện chí và đồng cảm.
Chuyên đề trên chính là tiền đề để nhà trường áp dụng bộ quy tắc ứng xử mới dựa trên khung của Bộ quy tắc ứng xử mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành. Năm học mới này, nhà trường sẽ siết chặt hơn những quy định cụ thể trong giao tiếp ứng xử giữa cán bộ quản lý với giáo viên, học sinh; giữa giáo viên với đồng nghiệp, phụ huynh. Song song đó, nhà trường cũng sẽ đưa ra những quy chế rõ ràng trong mức xử lý vi phạm để xây dựng nhà trường thân thiện – nhà giáo mẫu mực.
Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, mỗi ngày đến trường nhìn các con hào hứng tham gia các hoạt động học tập, vui chơi chính là niềm vui, là thành quả của biết bao cố gắng, nỗ lực. Qua buổi tập huấn, nhà trường tin rằng kỹ năng giao tiếp của cán bộ giáo viên, nhân viên sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Người viết Nguyễn Thuỳ Linh